[GG] Năm 2020 mình đã đọc được 12 cuốn sách, tuy nhiên trong số đó có 7 cuốn sách khiến mình yêu thích nhất.
Ngày đăng: 19-01-2021
1,481 lượt xem
2020 là một năm mình dành thời gian cho sách nhiều nhất. Có lẽ cũng là chuyện hiển nhiên khi trong năm rồi do Covid 19 bùng dịch nên mọi người có nhiều thời gian ở nhà hơn (do phải cách ly xã hội). Tổng số cuốn sách mình đọc trọn nội dung là 12 (số lượng sách mình mua nhiều hơn 12 nhưng vì có một số cuốn tuy không nhiều nhưng mình đã không đọc hết do nội dung những cuốn sách ấy hơi bị nhạt so với khẩu vị của mình). 12 cuốn sách của mình bao gồm (sếp theo thứ tự mới đọc xong được liệt kê trước):
Tuy nhiên trong danh sách trên có 7 cuốn sách khiến mình yêu thích nhất, đó là:
(Sếp theo thứ tự yêu thích nhất)
Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins là cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển, nằm trong số 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes. Tác giả Jim Collins và các cộng sự của ông đã thực hiện việc nghiên cứu trong nhiều năm liền giữa những công ty vĩ đại và những công ty đối trọng để tìm ra những yếu tố nhằm giúp công ty chỉ ở mức bình thường, hay ở mức tốt, thành một công ty vĩ đại.
Bằng cách áp dụng con người kỷ luật, suy nghĩ kỷ luật và hành động kỷ luật một công ty có thể xây dựng và tạo sự đột phá và phá vỡ những rào cản ngăn mình đến sự vĩ đại.
Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 tạo điều kiện cho người kế nhiệm đạt được những thành công lớn hơn trong thế hệ kế tiếp, trong khi những nhà lãnh đạo Cấp độ 4 chú trọng cái tôi, chỉ tạo điều kiện thất bại cho người kế nhiệm. Họ cũng thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường và dè dặt. Ngược lại, hai phần ba công ty đối trọng có những nhà lãnh đạo có cái tôi cực lớn đã góp phần vào sự tan vỡ hay tiếp tục ở mức tầm thường của công ty.
Những công ty vĩ đại đưa vấn đề con người đi trước vấn đề công việc, trước tầm nhìn, trước chiến lược, chiến thuật, trước tổ chức công ty, trước công nghệ. Đối với họ, con người không phải là tài sản quan trọng nhất. Con người phù hợp mới chính là tài sản quan trọng nhất.
Việc đầu tiên những nhà lãnh đạo khởi xướng quá trình chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại làm không phải là định hướng xem sẽ lái chuyến xe buýt đi đâu rồi kêu gọi mọi người lên xe. Không, đầu tiên họ tìm cho đúng người để mời lên xe (và mời những người không phù hợp xuống xe), rồi mới nghĩ xem sẽ lái chiếc xe về đâu.
Vấn đề quan trọng là phải thấu hiểu tổ chức của bạn có thể trở thành giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực gì, và cũng không kém quan trọng là không thể giỏi nhất trong lĩnh vực gì – chứ không phải là bạn “muốn” giỏi nhất trong lĩnh vực gì. Khái niệm con nhím không phải là một mục tiêu, một chiến lược, một dự định; đó là một sự thấu hiểu. Các công ty nhảy vọt đề ra mục tiêu và chiến lược dựa trên sự thấu hiểu; các công ty đối trọng đề ra mục tiêu và chiến lược dựa trên sự can đảm giả tạo.
Các công ty nhảy vọt đều thực hiện tốt câu thần chú đơn giản: “Bất kỳ điều gì không phù hợp với Khái niệm con nhím, chúng ta sẽ không làm. Chúng ta sẽ không tham gia vào các hoạt động kinh doanh không phù hợp. Chúng ta sẽ không mua lại những công ty không phù hợp. Chúng ta không tham gia vào các liên doanh không phù hợp. Nếu nó không phù hợp, chúng ta sẽ không làm. Chấm hết.”
Khái niệm con nhím cũng quyết định về việc áp dụng công nghệ, chứ không phải ngược lại. Đối với công ty nhảy vọt, công nghệ là chất xúc tác, chứ không phải là nguyên nhân của đà đi tới. Những công ty vĩ đại chỉ có 20% sự thành công là do công nghệ, và 80% là do văn hóa công ty.
Tác giả của Ai Đổ Đống Rác Ở Đây? là Ajahn Brahm, quốc tịch Anh, từng gắn bó với bộ môn Vật Lý. Một người châu Âu có lối suy nghĩ thực tế và rành mạch, sau có duyên với Phật giáo và trở thành tu sĩ. Ai Đổ Đống Rác Ở Đây? là tập hợp những truyện ngắn của Ajahn Brahm, tích lũy từ chính trải nghiệm của tác giả. Với giọng văn rất cuốn hút, ông chia sẻ các vấn đề quen thuộc của đời sống tu hành, xen kẽ là những câu chuyện ngụ ngôn Phật giáo được ông kể lại.
Tuy được xem là một cuốn sách tâm linh nhưng cuốn sách này lại rất hài hước mang đến cho bạn đọc cảm giác thư thái và suy nghẫm về cuộc đời, mang đến sự nâng cao trí tuệ về tình yêu và cuộc sống phù hợp với nhiều lứa tuổi để mọi người nuôi dưỡng cảm xúc và tâm hồn.
Trong số các câu chuyện Ajahn Brahm kể, mình đặc biệt nhớ nhất 3 câu chuyện: câu chuyện về bức tường ngay ở chương đầu tiên, câu chuyện dạy một đứa trẻ và câu chuyện thoát khỏi ham muốn, chấp nhận thực tại để có hạnh phúc.
Từ trước đến nay mình chưa bao giờ đọc sách tiểu sử, cuộc sống của bất kỳ nhân vật nào nhưng vì trong năm vừa qua, công ty mình đang làm việc có một dự án liên quan tới THP. Trong quá trình tìm hiểu các bài báo liên quan tới Dr.Thanh, mình đã tò mò và mua đọc cuốn này thử. Và mình đã rất thích. Sở dĩ mình cho cuốn sách này vào trong danh sách các cuốn sách đề tài Quản Trị - Phát Triển Bản Thân yêu thích nhất 2020 là bởi nó đã giúp mình thay đổi cách nhìn về thể loại sách hồi ký.
Thông qua cách kể chuyện của tác giả Phương Uyên Trần, mình cảm nhận tình yêu thương và ngưỡng mộ của một cô con gái gởi đến cha mình. Mình hiểu được để thành công, người gánh trọng trách công ty đã phải đánh đổi và trải qua những gì? Mình hiểu một công ty gia đình có những thách thức như thế nào, mâu thuẫn ra sao, và nghị lực nào giúp họ vượt lên tất cả.
Cuốn sách này mình đọc tại chỗ trong nhà sách thuộc Crescent Mall Q7. Lần đầu tiên mình đọc một lèo mặc dù đây là cuốn mình đọc cũng khá lâu rồi nhưng ấn tượng về nội dung cuốn sách vẫn còn khá nét. Sách cho bạn hiểu định nghĩa thật sự của KPI là gì, điều mà ngày nay, rất nhiều nhà quản trị nhầm lẫn. Trong thời đại mà mọi thứ đang thay đổi chóng mặt như hiện nay, những công ty có thể đưa ra quyết định tối ưu ngay tại thực địa sẽ trở thành tổ chức lớn mạnh vượt bậc. Đây là cuốn sách đầy hữu ích của Tổng giám đốc công ty Recruit Technologies. Recruit Group – Ryuichiro Nakao.
Bức tranh chung về KPI có 3 nhân vật chính đó là KGI (Key Goal Indicator), CSF (Critical Success Factor), KPI (Key Performance Indicator). Dịch ra tiếng Việt thì 3 cụm từ này nghĩa lần lượt là: Giá trị mục tiêu cuối cùng, Quá trình quan trọng nhất và Giá trị mục tiêu của quá trình quan trọng nhất.
• KGI (Key Goal Indicator): Đây có nghĩa là mục tiêu bằng số quan trọng nhất mà mình muốn đạt được vào thời điểm cuối kỳ hoạt động kinh doanh. KGI là các con số mục tiêu về doanh thu với các tổ chức kinh doanh và là con số mục tiêu về số lượng người dùng với các hoạt động phát triển dự án.
• CSF (Critical Success Factor): Đây là những nhân tố thành công quan trọng, là những điểm mấu chốt dẫn tới thành công cho hoạt động kinh doanh. Để đạt được KGI thì CSF là quá trình then chốt nhất. Nếu CSF được thực hiện một cách chỉn chu thì chính CSF sẽ là quá trình đưa hoạt động kinh doanh đến đích cuối cùng.
• KPI (Key Performance Indicator): KPI là thước đo thể hiện bằng con số của CSF. KPI là chỉ số dẫn dắt KGI, là mục tiêu bằng con số của CSF. Cụ thể hơn thì KPI chính là giá trị, con số cho ta thấy nếu thực hiện quá trình quan trọng bậc nhất CSF ở mức độ nào thì sẽ có thể đạt KGI vào cuối kỳ.
Nói tóm lại, cuốn sách không chỉ có những kiến thức lý thuyết khô khan mà còn có cả những bí kíp để thực hành về quản trị KPI, những ví dụ thực tế từ những tình huống thực tế.
Làm sao lãnh đạo nhân viên hiệu quả hơn? Tác giả Michael Bungay Stanier đã đặt ra câu hỏi này và tự trả lời bằng 7 câu hỏi “thần kỳ” mà các nhà quản lý nên thường xuyên đặt ra cho nhân viên để thay đổi thói quen lãnh đạo. Nó dành cho những người sếp có tâm đào tạo nhân viên, giúp nhân viên tư duy giải quyết vấn đề, và chủ động trong công việc.
Hãy hỏi nhân viên nhiều hơn và hãy bớt bảo NV phải làm gì.
Câu hỏi khởi động giúp bạn mở đầu cuộc trò chuyện vừa cởi mở và có trọng tâm;
Anh/Chị/Bạn đang nghĩ gì?
Câu hỏi huấn luyện tốt nhất “Còn gì nữa không?” dùng kèm với 6 câu còn lại;
Còn gì nữa không?
Câu hỏi trọng tâm tập trung vào vấn đề thực sự cần giải quyết chứ không phải vấn đề đầu tiên được NV đưa ra. Nếu chỉ hỏi “Khó khăn là gì?” thì NV sẽ cảm thấy mơ hồ và có xu hướng đưa ra câu trả lời hiển nhiên hoặc trừu tượng.
Khó khăn thật sự của anh/chị/bạn lúc này là gì?
Câu hỏi nền tảng: Khi cuộc trò chuyện gần như đi vào ngõ cụt. Bạn cứ xem tới xem lui các phương án giải quyết vấn đề nhưng chẳng thấy phương án nào hay ho, đúng đắn, thú vị. Lúc này hãy hỏi “Anh/chị/bạn muốn gì ?” và nói rõ cho họ biết bạn muốn gì.
Bạn/anh/chị muốn gì?
>>> Câu hỏi trọng tâm và câu hỏi nền tảng sẽ giúp bạn xác định được đâu là vấn đề thực sự cần giải quyết.
Câu hỏi lười biếng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, câu hỏi chiến lược giúp những người bạn đang làm việc cùng tiết kiệm thời gian;
Tôi có thể giúp gì cho anh/chị/bạn?
Câu hỏi chiến lược: Đầu tiên cần hiểu bản chất của chiến lược chính là quyết định việc gì không nên làm.
Anh/chị sẽ ngừng làm hoặc sẽ từ chối làm những việc nào để đảm bảo sẽ hoàn thành việc này?
Câu hỏi học hỏi khiến người vừa tương tác với bạn cảm thấy những nội dung vừa trao đổi rất có ích với họ.
Điều gì trong cuộc trò chuyện này có ích nhất cho anh/chị/bạn?
Nghệ thuật trì hoãn lời đồng ý khi được ai đó nhờ bạn, hãy tò mò đặt câu hỏi:
+ Vì sao anh/chị muốn tôi làm việc này?
+ Anh/chị đã nhờ ai khác làm việc này?
+ Vì sao anh/chị nói đây là việc gấp?
+ Việc này cần làm xong vào khi nào? Cần đáp ứng tiêu chuẩn/yêu cầu nào?
+ Nếu tôi chỉ có thể làm một phần công việc mà anh/chị vừa đề nghị thì anh/chị muốn tôi làm phần nào?
+ Anh/chị muốn tôi ngừng việc nào để ưu tiên làm việc này?
Thật vui là trước khi đọc cuốn sách này mình cũng đã từng viết một bài chủ đề Nghệ thuật của ”NHỮNG CÂU HỎI”
Chắc tại mình thích quản lý sếp, có nhu cầu quản lý sếp, lại đọc được chữ Harvard nên nghĩ bụng nội dung sẽ rất bổ ích ;))).
Nhìn chung đây là một sách về kỹ năng giao tiếp nơi công sở, đặt tên có vẻ kiêu sa vậy thôi nhưng khá là gần gũi và dễ hiểu, chẳng cần phải là sếp hay nhân vật nào quá to lớn bạn mới có thể áp dụng. Theo cảm nhận của mình thì tất cả những gì sách nói đều có thể áp dụng chung cho mọi đối tượng.
Nội dung sơ bộ của cuốn sách nói về những điều sau:
Đọc xong cuốn này mình thấy dễ thương, dễ chịu và dễ hiểu, cũng không phải vận dụng quá nhiều chất xám để lãnh hội như Từ Tốt Đến Vĩ Đại nhưng vì nội dung có ý nghĩa nên mình vẫn cho cuốn này vào trong danh sách các cuốn sách yêu thích của mình.
Đây là cuốn sách mình được tặng trong dịp sinh nhật. Mình đã đọc cuốn này trong đợt đi Phú Quốc hồi tháng 5/2020. Mặc dù đây không phải là cuốn thuộc lĩnh vực quản trị nhưng mình thấy nó thật sự hữu ích trong việc phát triển bản thân. Việc hiểu biết giới tính và cách đàn ông nghĩ gì giúp rất nhiều cho phụ nữ tiến tới hạnh phúc, mình nghĩ vậy.
Steve Harvey là chủ chương trình Buổi sáng nổi tiếng khắp nước Mỹ. Ông đã được tiếp xúc với vô số phụ nữ trong suốt nhiều năm thông qua chuyên mục Lá thư Dâu tây mà ông phụ trách hoặc qua những chuyến lưu diễn hài kịch ở nhiều nơi. Những phụ nữ đó có thể đồng thời vừa làm chủ một doanh nghiệp, vừa chăm sóc một gia đình với ba đứa con, vừa tham gia các hoạt động xã hội khác. Nhưng điều đó cũng chưa bao giờ khiến những mối quan hệ với đàn ông trở nên dễ dàng đối với họ. Tại sao vậy? Theo Steve, đó là bởi vì họ đều tìm lời khuyên ở những phụ nữ khác, trong khi chỉ một người đàn ông mới có thể cho họ biết cách tìm thấy và giữ chân một người đàn ông đáng giá. Cuốn sách đã được 22 lần in lại trong vòng chưa đầy một năm.
GiangGina [Một bài viết của Deargiang.com]