[GG] Có bạn nào đã từng nghe qua RACE - 4 chữ cái viết tắt của Reach - Act - Convert - Engage. Trong bài viết này, Giang sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản bạn nên biết khi dấn thân vào sự nghiệp Digital Marketing.
Ngày đăng: 04-06-2017
4,891 lượt xem
Thời đại Digital - Kỹ Thuật Số là thời đại tính hiệu quả được đo lường một cách dễ dàng thông qua các công cụ insight của social network và google analysis. Từ những công cụ này mà ta biết được việc chi tiền và đầu tư vào những nội dung nào mang lại kết quả tối ưu. Trước khi bước vào hoạnh định bất kì một chiến dịch Marketing online nào, các bạn nên tìm hiểu qua RACE, tức hệ thống hoạch định chiến lược cho dân Digital Marketing.
(Plan) > Reach > Act > Convert > Engage
PLAN
Dĩ nhiên phần hoạch định là quan trọng nhất. Người project manager đầu tiên phải hiểu được kế hoạch tổng thể của chiến dịch mình là gì? Đánh vào đối tượng nào, có sự kết hợp giữa online và offline hay không? Nội dung chiến dịch cụ thể? sau đó dùng RACE gồm 4 bước như hệ thống phễu, giúp thương hiệu thu hoạch kết quả sau cuối là doanh số / số lượng khách hàng có hành động mua hàng.
1. REACH: là số lượng hiển thị mà bài viết / thương hiệu tiếp cận được tới độc giả. Số lượng hiển thị này phục vụ cho mục đích quan trọng nhất trong hoạt động Marketing: Brand Awareness. Về độ tin cậy của thông tin cần phải dựa vào nguồn đăng có uy tín vì sau khi bài viết hoặc thông tin được hiển thị tới đúng đối tượng khách hàng, tỉ lệ chuyển đổi bằng những tương tác như click và engage mua hàng sau đó sẽ diễn ra. Việc tăng số lượng hiển thị không đơn giản chỉ phụ thuộc vào lượng organic traffic thông thường từ người dùng google hoặc newsfeed trên các trang mạng xã hội, mà cần một chút tiền để quảng cáo, google ads, boost post, backlinks, partnership, social forum seeding, ... đặc biệt quan trọng đối với các thương hiệu mới toe chưa nhiều người biết tới. Đây cũng là giai đoạn exploration của người mua hàng. Khách hàng là người có quyền lựa chọn thông tin nào để đọc và nghiên cứu trong hàng triệu thông tin có trên world wide web.
KPI cho giai đoạn này thường là:
Website: Pageview, session, unique visitors
Social Network: Lượng Reach của từng bài post, tổng số lượng fan / followers
2. ACT: Sau khi thông tin đã được Reach rộng rãi, bước kế tiếp là độc giả phải Interact - tức là phải có một bước phản ứng nào đó với thông tin bị đập vào mắt. Tức họ phải like, share, comment hoặc click vào link của bài viết để đọc và tìm hiểu sâu về thông tin đó. Bước này sẽ diễn ra hoàn hảo nếu thông tin tiếp cận đúng đối tượng, tiêu đề bài viết phải đánh trúng nhu cầu thông tin độc giả cần, hình thumbnail cho bài viết phải đủ gợi cảm, lời dẫn nhập cho bài viết phải đủ gợi sự tò mò, không nên quá đầy đủ, mà phải biết "nửa kín" "nửa hở" để độc giả thực hiện hành vi click đọc tìm hiểu thêm, từ đó giúp lượng truy cập website tăng, cơ hội độc giả tìm hiểu các bài viết khác cùng chuyên đề trên website cũng tăng. Và nếu website là flatform cho thương mại điện tử, việc một bài viết tư vấn hay có thể tạo ra nhu cầu mua sản phẩm từ độc giả lướt web. Đây là cầu nối quyết định hành vi mua hàng của khách hàng, ta gọi là dicision making stage
KPI cho giai đoạn này thường là:
Website: Bounce Rate (should be 40%), Time on site, page per visit, viewed products, added to basket, registered as a member (đăng ký e-newsletter)
Social Network: %Engagement (click, likes, shares & comments)
3. Convert: Đây là giai đoạn gặt hái thành quả thể hiện bằng doanh thu/doanh số. Tức hành vi mua hàng "purchase" được chuyển đổi từ đối tượng là độc giả sang đối tượng là khách hàng. Nếu bạn đang kinh doanh thương mại điện tử, hành vi này có thể diễn ra ngay lập tức và đo lường được một cách dễ dàng. Đối với các bạn kinh doanh bằng hình thức bán hàng tại cửa hàng, hành vi mua hàng của độc giả có thể khó được đo lường hơn và thường không thể ngay tức khắc.
KPI cho giai đoạn này thường là:
Website: revenues/sales, revernue per visit
4. ENGAGE: Sau khi mua hàng, hãy đảm bảo rằng dịch vụ sau bán hàng (after-sales service) của bạn tốt vì điều đó quyết định hành vi quay lại mua hàng của chính khách hàng đó, hoặc khả năng truyền miệng word-of-mouth từ khách hàng đó sang nhiều khách hàng khác là rất lớn. Đây là một hành vi Marketing từ người dùng có lợi cho doanh nghiệp free of charge. Ngoài hình thức bị động ngồi chờ khách hàng tương tác và gởi feedback, doanh nghiệp hoặc thương hiệu hoàn toàn có thể chủ động thăm hỏi khách hàng qua hệ thống email lấy feedback một cách tự động. Ngoài ra, việc tạo cho khách hàng/độc giả có một nơi chốn cộng đồng cùng nhau trao đổi thông tin là rất cần thiết.
KPI cho giai đoạn này thường là:
Website: repeated purschase / % increased revenue
Social Network: %Engagement (click, likes, shares & comments)
Rất nhiều doanh nghiệp không có hoặc thiếu các KPIs đo lường hiệu quả công việc vì:
- Thứ nhất, họ chưa đầu tư đủ về content Marketing;
- Thứ hai, họ chưa biết tạo dựng hệ thống content logic và khoa học;
- Thứ ba, họ chưa nắm rõ các chỉ số đo lường và các tỉ lệ phần trăm chuyển đổi từ chi phí ra doanh thu.
Chỉ cần bạn biết bắt đầu từ đâu, bạn sẽ biết phải bắt đầu như thế nào đồng thời bạn sẽ có khả năng nhìn được đích đến. Digital là thế giới bạn buộc phải linh động, thay đổi và học hỏi không ngừng, dám mạo hiểm, làm sai và rút kinh nghiệm, vì mỗi bài học là một kinh nghiệm duy nhất. Có rất nhiều doanh nghiệp làm thương mại điện tử, cũng có rất nhiều doanh nghiệp hiểu về content marketing và SEO, nhưng có lẽ thị trường còn lo sợ những rủi ro về mặt đầu tư, nên thông thường tầm quan trọng của content marketing chỉ dừng tạm trong suy nghĩ còn việc thực thi còn gặp khá nhiều hạn chế và dè chừng.
Một bài viết của GiangGina
Tài liệu tham khảo từ nguồn: smartinsights.com