Có hai shop hoa nằm trên một khu phố đông đúc, kinh doanh rất thuận lợi. Anh A còn trẻ là chủ shop A, còn shop B là thuộc sở hữu của ông B tuổi đã già. Một ngày nọ, ông B quyết định dừng kinh doanh để nghỉ hưu, Ông muốn sang nhượng lại shop B cho người khác.
Ngày đăng: 17-11-2014
2,649 lượt xem
Ông B: (thông báo) Cần sang nhượng lại shop hoa này với giá 2 triệu yên.
Anh A: ( nghĩ ) Cơ hội đến rồi, nếu mình sở hữu luôn shop B sẽ độc chiếm thị trường hoa ở khu phố này.
Tuy nhiên, anh A không biết tìm đâu ra 2 triệu yên để mua lại shop B. Anh định vay ngân hàng nhưng sợ trong thời gian đó người khác sẽ chớp thời cơ mua trước.
Anh A: (Nghĩ) Ngân hàng thì luôn cần chứng minh thu nhập thế chấp tài sản.... rất nhiều thủ tục. Nếu làm thủ tục vay ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian. Tiền về đến nơi thì chắc là ông B bán cho người khác mất rồi. ( Anh A đã suy nghĩ rất nhiều )
A bèn hỏi mượn bạn bè, Nhưng không thể huy động số tiền lớn như vậy trong thời gian ngắn được .
A nghĩ: Không thể vì thiếu tiền mà bỏ cuộc, cần phải tìm ra một chiến lược tốt hơn. Nếu mình mua thêm shop B thì ai sẽ được hưởng lợi ?
Ông B có lợi vì bán được shop. Mình được hưởng lợi vì sẽ bán được nhiều hoa hơn. À, bà chủ bán hàng cho mình cũng được hưởng lợi.
A liền áp dụng chiến lược : Tất cả cùng có lợi.
Đầu tiên A đến gặp bà chủ bán hàng cho mình thương lượng: Hồi đầu năm A đã ký hợp đồng cung cấp hoa trị giá 25 triệu yên trong vòng một năm với bà chủ C- chủ đại lý này.
A nói với bà chủ C sẽ nói sẽ mang đến cho bà một hợp đồng mới, trị giá 25 triệu yên nữa. Bà chủ C vô cùng vui mừng và cảm ơn rối rít. Nhưng A ra điều kiện rằng bà chủ C cần bỏ ra 0.5 triệu yên để mua hợp đồng này.
Bà chủ C thấy rằng chỉ cần bỏ ra 0.5 triệu yên mà có được hợp đồng 25 triệu. Còn rẻ chán so với chi phí quảng cáo. và đồng ý đưa cho A 0.5 triệu.
Khi đã có 0.5 triệu A đến thương lượng với ông chủ B. Bày ý tưởng sẽ giúp ông B thu lãi 25% trong một năm. Ông B vô cùng ngạc nhiên vì số lãi đó còn cao hơn cả ngân hàng.
A nói: Nếu ông bán shop B này cho tôi với giá 2 triệu yên. Số tiền này xem như ông cho tôi vay. sau một năm ông sẽ có trong tay 2,5 triệu yên. Và xin trả trước 0.5 triệu yên tiền lại.
Ông B thấy có lý và đã đồng ý.
Chiến lược ở đây là gì: Bà C gửi A 0.5 triệu để mua hợp đồng mới. A dùng số tiền đó gửi B tiền lãi. Kết quả là A đã mua được shop B mà không cần tiền. B được thêm 0.5 triệu mà không phải làm gì cả. C được thêm hợp đồng trị giá 25 triệu. Nghĩa là cả ba bên đều có lợi.
Bài học rút ra là: Trong kinh doanh điều quan trọng không phải là có bao nhiêu tiền, mà là có chiến lược khôn ngoan hay không.
Bí quyết của anh A là đã chấp nhận thực tế mình không có sẵn tiền, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Luôn mang trong mình tư duy làm cánh nào để tất cả cùng có lợi, làm thế nào để mang lại giá trị cho các bên. Và thêm với kỹ năng đàm phán, thuyết phục khiến đối tác không thể từ chối .
"Don't work hard , Work intelligent "
st